Trửu pháp (肘法) - Phép đánh cùi chỏ Kỹ thuật Vịnh Xuân quyền

Đây là phép đánh cùi chỏ trong Bạch Mi quyềnVịnh Xuân quyền.

Trong phép đánh cùi chỏ, Thiếu Lâm quyền không cho phép đánh cùi chỏ cao quá vai, do vậy cùi chỏ luôn kẹp nách sau khi tung đòn. Bạch Mi và Vịnh Xuân xuất phát từ Thiếu Lâm quyền cũng không đi ra ngoại lệ. Bảy kỹ thuật cùi chỏ nằm rải rác trong cả ba quyền sáo căn bản của môn phái Vịnh Xuân, chẳng hạn các kỹ thuật Bình Trửu, Hậu Trửu nằm trong quyền sáo sơ cấp Tiểu Niệm Đầu, kỹ thuật Lan Thủ nằm trong quyền sáo trung cấp Tầm Kiều và những kỹ thuật khác nằm trong quyền sáo cao cấp Tiêu Chỉ.

  • Cát Trửu (Ge Jarn 割肘) (cắm chỏ) dùng cùi chỏ đánh từ trên đầu xuống. Cát Trửu là một đòn cùi chỏ đánh xuống từ một tư thế cao, cắt thẳng vào mục tiêu thường là đầu của đối thủ.
Cát Trửu còn được gọi là Đỉnh Trửu (Ding Jarn 頂肘) (cắm chỏ).
  • Quải Trửu (Guai Jarn 枴肘) (gánh chỏ) tư thế giống Bãi Trửu (Đáng Trửu) giống như đang gánh một vật trên vai, cũng có thể là đòn cùi chỏ thúc ngang gọi là Bình Trửu hay Bách Trửu. Quải Trửu là một đòn cùi chỏ đánh theo đường chéo và cong, bắt đầu từ mặt suốt xuống phần giữa thân người đối thủ mà chém xả xuống hoặc đánh chéo từ dưới lên như một nhát dao. Mục tiêu của đòn này rất rộng, gồm trán, mặt, cổ, xương cổ, vùng ngực đối thủ. Hiệu lực của Quải Trửu cao về cả công lẫn thủ, có thể giúp hóa giải dễ dàng một đòn chẹn cổ từ trước mặt.
Quải Trửu đánh ở vị trí thấp cắt ngang ngực và hông tạt vào là Giác Trửu (Gok Jarn 角肘) (cắt chỏ ngang).
  • Bãi Trửu (Baai Jarn 掰肘) dùng cùi chỏ đánh xéo. Bãi Trửu nhắm dùng cùi chỏ chặt ngang vào mặt đối thủ. Đòn này rất đắc dụng để chống một đối thủ muốn ôm chầm lấy bạn trong một khoảng trống hẹp. Đòn có thể tung ra bằng cả hai tay như một đòn kép. Khi tung đòn, cánh tay trước ở thế gập thẳng góc với cánh tay trên và dùng một động tác vặn hông để đưa cùi chỏ vào tầm trung đòn. Nếu mục tiêu là một bên đầu đối thủ có thể sử dụng tay kia nắm đầu đối thủ lại khi đòn cùi chỏ tung ra từ phía ngang hông.
Trong Bạch Mi quyền, Bãi Trửu của Vịnh Xuân được gọi bằng tên Đáng Trửu (Dang Jarn 當肘) (gánh chỏ) giống như tư thế đang quải (gánh) một vật trên vai.
  • Lan Thủ (Laan Sau 攔手/拦手) gập gắp cùi chỏ để đánh bằng cánh tay trước. Lan Thủ tuy là xếp vào kỹ thuật đánh cùi chỏ nhưng chỉ sử dụng cánh tay trước để đập mạnh bàn tay vào đầu, cổ ngực hay đối thủ. Khi tung đòn này, cùi chỏ được gập gắt lại cùng với động tác vặn hông cực gắt để tạo ra một lực xoắn lớn.
Cách đánh cùi chỏ trong kỹ thuật Lan Thủ gọi là Phê Trửu (Pie Jarn 批肘) (tát chỏ từ ngoài vào nằm ngang vị trí đầu, cổ), có thể dùng kỹ thuật này niêm chỏ đối phương.
  • Bình Trửu (Ping Jarn 坪肘) dùng cùi chỏ tạt ngang, thúc ngang vào bụng, ngực khi thân và vai đánh áp sát (Bích Đả 迫打) đối phương. Bình Trửu được phóng ra khi cánh tay ở vị thế ngang nhắm vào những phần mềm như yết hầu, ngực, bụng. Đòn này được coi là một đòn cùi chỏ hiểm hóc.
Còn gọi là Bách Trửu (Bik Jarn 迫肘) trong Bạch Mi quyền.
  • Hậu Trửu (Hau Jarn 後肘) đòn cùi chỏ đánh về phía sau. Hậu Trửu cũng được coi là một đòn cùi chỏ hiểm hóc và ác liệt không thua Bình Trửu. Hậu Trửu nhắm vào một đối thủ ở phía sau và dùng mút cùi chỏ làm khí giới trong khi nắm đấm xoay lên trên (đánh thốc ra phía sau lưng từ dưới lên).
  • Trực Lạc Trửu (Zik Lok Jarn 直落肘) đánh bằng cùi chỏ cắm thẳng đứng thốc xuống hơi giống Cát Trửu. Trực Lạc Trửu là một đòn đánh ở tầm cực gần hoặc trong tình thế khẩn cấp tương tự như lúc đối thủ liều lĩnh lao thẳng vào mình. Trực Lạc Trửu đánh thốc xuống từ tư thế cùi chỏ thẳng đứng nhắm vào đỉnh cột sống đối thủ và sử dụng mút cùi chỏ.
Trực Lạc Trửu đánh cắm xuống ra phía sau là Áp Trửu (Ngat Jarn 壓肘) (đè chỏ) hay Sừ Trửu (Chu Jarn 耡肘) (bửa chỏ).